1/ Đặc điểm của lan hồ điệp
Lan hồ điệp (Phalaenopsis) thuộc loài ký sinh trên cây và cũng có loài sống trên đá. Thương gặp trong tự nhiên ở những khu rừng rậm ẩm mà có nhiệt độ ngày và đệm chênh lệnh nhau lớn, phần lớn mọc ở những nơi có độ cao từ 200 đến 400 mét. Việc lai giống liên tiếp nhiều lần đã cho ra nhiều giống hồ điệp mới khác xa hoàn toàn so với giống bố mẹ về hình dàng và màu sắc (trắng, đỏ tím, vàng hồng,…) đặc điểm chung là hoa của lan hồ điệp rất lâu tan.
Nói chung giống lan này rất dễ trồng, có tài liệu trên thế giới đã đưa ra con số lên đến 5000 giống mới.
Khi khi cho lai giống với Doritis tạo nên được loại hoa đỏ tím rất đậm màu. Còn nếu lai giống với Vanda, Mathera, Acrides và một vài giống khác cũng cho ra nhiều kết quả rất khả quan. Hơn hết đó là cây lan rất dễ thích nghi với môi trường bên trong nhà. Hoa nở đẹp trong nhiều ngày cho đến nhiều tuần không loại trừ có nhiều loại hoa rất bền, kéo dài đến nhiều tháng chưa kể lớp trước tàn thì lại có lớp sau ra tiếp.
2/ Cách trồng và chăm sóc như thế nào?
2.1/ Ánh sáng
Lan hồ điệp chiệu được ánh sáng vừa, nơi lý tưởng để trồng là trong nhà, nhà kính hoặc dưới giàn che. Cần lưu ý một số điều:
- Không nên đưa cây ra nắng (Trừ khi bề mùa đông nắng yếu)
- Nếu trồng trong nhà nên dựa vào hướng đông có lưới che để giảm bớt ánh nắng
- Có thể đưa vào bóng mát từ 11 đến 17h vào mùa hè
- Ở vùng nhiệt đới nên che bớt 60% áng sáng là vừa
2.2/ Nhiệt độ
Cây trưởng thành thích nghi tốt trong nhà ở nhiệt độ từ 18 đến 20 độ C. Như vậy có hơi khác với nhiệt độ nơi cội nguồn của lan Hồ điệp (ít khi xuống dưới 24,25 độ C). Ở nhiệt độ từ 25 đến 30 độ C lan được phát triển tối đa. Khi đã trưởng thành chúng có thể chịu nhiệt độ thấp hơn dưới nhiệt độ trong nhà. Nhưng nên chú ý chỉ cần nhiệt độ đêm xuống dưới 15 độ C cánh hoa có thể héo, úa vàng và rụng (riêng loại ra hoa mùa động ít ảnh hưởng hơn). Mặc dù có sự khác biệt lớn về nhiệt độ nhưng thời kỳ tạo hoa cũng phải có nhiệt độ thấp để cây cho hoa vào mùa xuân năm sau. Rễ lan thường mềm yêu và kết dính vào các bề mặt tiếp xúc, vì vậy không nên di chuyển khi đã chọn được một vị trí tốt để trồng cây hoa lan hồ điệp.
2.3/ Độ ẩm và chế độ tưới
Loại lan này không chịu được thời gian khô hạn kéo dài nên cần phải tưới đều, tùy theo môi trường mà có khoảng cách thích hợp giữa 2 lần tưới. Có thể tham khảo nguyên tắt sau:
- Thời kỳ sinh trường nên tưới hàng tuần
- Mùa đông nên tưới từ 10 đến 15 ngày
- Đối với loại theo ở giàn có mái che tưới 4 ngày 1 lần
Chú ý: Nên tưới cho lan hồ điệp vào buổi sáng (tránh được nước đọng ở khe cuống lá dễ gây hỏng lá và chết cây)
Khi nhiệt độ lên cao cần tạo cho môi trường một độ ẩm cao tương ứng. Nếu trồng trong nhà nên đặt chậu cây trên một khây có nước lưng chừng, tạo nên một độ ẩm thích hợp cho cây
2.4/ Thay chậu và giá thể
Lan hồ điệp thường được trồng trong giá thể là vỏ vây thông hay vỏ dừa cỡ miếng nhỏ từ 2 đến 3 cm tùy theo cây lớn nhỏ, có thể thêm một loại xốp nhân tạo, xơ hay than củi, điều quan trọng là tạo cho rễ bám chắc vào giá thể. Khi trồng trong các giàn theo nên tăng thêm ít nhất chất liệu giữ ẩm, lan hồ điệp là giống phát triển thẳng đứng không giống như loại Cattleya, không cần phải thay chậu. Một lẽ khác là rễ rất yếu lại bám dính thành chậu nên thay chậu sẽ rất dễ làm cho rễ bị hư hại. Tất nhiên khi quan sát có triệu chứng không bình thường thì cần phải kịp thời xử lý: Cây quá chật chội, giá thể đã bị hư mục, rễ bị thoái hóa, … Trong trường hợp cần thiết có thể thay chậu trong khoảng 6 tháng với cây non và 2 năm đối với cây trương thành. Nhưng luôn chú ý đến thời gian tiếng hành việc thay chậu. Nhiều người trồng lan hồ điệp thường chọn vào lúc sau mùa hoa (tháng 6, tháng 7 dương lịch), có người chọn cuối xuân sang hè.
3/ Những bệnh thường xảy ra đối với lan hồ điệp
- Vi khuẩn Erwinia cypripedi gây nên những vết đốm trên lá rồi nhanh chóng tạo thành những nốt mềm úng. Cần phải cắt rộng ra để loại độ đốm và làm công tác sát trùng cho cây bằng những chất sát trùng. Muốn tránh lan bệnh cần phải giảm nhiệt độ môi trường rồi giảm độ ẩm tương đối.
- Hư hoại ở lá ngọn. Nguyên nhân là do úng nước ở khe lá, cần cắt bỏ và cho một chồi khác phát triển lên thay
- Vàng úa nơi cuống lá do loại nấm có tên là Selerotinia. Cắt rộng ra vùng nhiễm bệnh, Quét dung dịch có Iprodione và cách ly cẩn thẩn để ngăn chặn việc lây lan