Lan thủy tiên (lan kiều) – Hãy sưu tập đủ các loại

1/ Giới thiệu về lan thủy tiên (Lan kiều)

Lan Thủy Tiên hay còn được gọi là Lan Kiều, đây là tên gọi được hầu hết những người chơi lan ở Việt Nam gọi. Giống lan này được trồng ở rất nhiều vùng ở Việt Nam với nhiều kiểu khí hậu thời tiết khác nhau từ Bắc vào Nam. Giống lan này không quá khó khăn để trồng và chăm, nhìn chung hoa rất đẹp và được sử dụng

Thủy tiên (kiều) có khá nhiều loại khác nhau, tên gọi theo tiếng anh rất phức tạp và khó nhớ nên ở Việt Nam tên của từng loại được gọi theo màu sắc hoặc them một số đặc điểm riêng biệt. Ví du như: kiều vàng, kiều tím, kiều hồng, kiều râu, kiều vuông,….

2/ Phân biệt các giống lan kiều (Thủy tiên)

2.1/ Kiều râu ( Dendrobium harveyanum )

Kiều râu có mặt ở Myanmar, thái lan, Việt Nam và tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Chúng mọc ở các thân cây hoặc cành lớn ở độ cam từ 1100 đến 17000 mét.

Đây là một loại thực vật biểu sinh không quá phổ biến, có kích thước nhỏ, phát triển ở những nơi có điều kiện khí hậu mát mẻ và đạt chiều cao có có thể lên đến hơn 20 cm

Hoa của kiều râu nở vào khoảng tháng 2 đến tháng 4. Tùy vào nhiều yếu tốt mà sẽ quyết định đến số lượng hoa nở: Có thể là vài bông đến một bụi, vị trí nở hoa là ở các nút gần đỉnh của những tán lá già. Hoa có màu vàng, các vảy bên trong có lông dài bao quanh rìa, môi tròn

kiều râu

2.2/ Kiều tím ( Dendrobium amabile )

Kiều tím là loài có giả hành lớn có thể chứa nước, rễ chúng phát triển mạnh nên nói chúng là khá dễ trồng. Giống thủy tiên này thích môi trường ẩm ướt, khi cây mọc ra nhiều rễ chúng ta nên di chuyển chúng đến vị trí có nhiều nắng. Loại này vừa có thể trồng trong chậu với những loại giá thể phổ biến (vỏ thông, than, xơ dừa) hoặc ghép vào gỗ – thân cây, rễ phát triển nhanh và nhiều

Kiều tím không nghỉ ngơi mà vẫn phát triển vào mùa xuân và mùa hè nên có thể chọn thời điểm này để ghép lan vào gỗ. Cần lựa chọn nhữa cây có giả hành trưởng thành (Không có già cũng không quá non)

kiều tím

2.3/ Hoàng lạp (Dendrobium chrysotoxum)

Giống lan thủy tiên này có mặt rất rộng rãi ở các nước trong khu vực Đông Nam Á (Thái lan, Việt Nam, Nam) và cả khu vực phía nam Trung Quốc. Loại hoa lan này phát triển ở độ cao 400 – 1500m.

Đây là một loài thực vật biểu sinh có kích thước nhỏ, sống tốt trong điều kiện môi trường từ mát đến ấm và có thể đạt chiều cao từ 10 cm – 30 cm, có nhiều giả hành

Hoa có màu vàng ở giữa có hơi có màu cam, mọc ở vị trí các nút gần đỉnh của thân. Các vòi hoa treo lơ lửng và có mùi hương thơm

hoàng lạp

Mở rộng: Giống lan sơn thủy tiên rất giống với hoàng lạp, nhìn vào lá hoặc thân thì không thể phân biên được 2 loại này. Phương pháp để phân biệt 2 loại này là nhìn vào hoa (Nhân của hoa sơn thủy tiên có màu đen còn hoàng lạp có màu vàng), bằng những phương pháp sinh học kiểm tra gen các nhà khoa học đã kết luận sơn thủy tiên là đột biến của hoàng lạp

2.4/ Kiều mỡ gà ( Dendrobium densiflorum )

Kiểu mỡ gà có nguồn gốc từ Myanmar và một số khu vực ở đất nước Thái Lan. Loài lan này thường mọc trên các cây ở độ cao 400m so với mực nước biển

Đây là loài thực vật biểu sinh có kích thước không qua lớn, chiều cao từ 30 – 45 cm, lá dài khoảng từ 9-10 cm có hình giống quả trứng hoặc thuôn dài

Chùm hoa mọc dài từ 15 – 25 cm, đường kính bông từ 4 – 5 cm, cánh hoa sáng và có môi hơi sẫm màu, cổ họng có mày cam nhạt. Môi của hoa được phủ một lớp lông rất mượt

kiều mỡ gà

2.5/ Kiều vuông (Dendrobium farmeri)

Kiều vuông đây là giống lan dễ nhận dạng nhất trong các loài thủy tiên đó là dựa vào đặt điểm thân cứng và vuông ở các các cạnh, thân to ở giữa và rễ nhỏ.

Thủy tiên vuông có nguồn gốc từ châu Á như ở khu vực đông dương (Thái lan, Myanmar, lào, bán đảo Malaysia và Việt Nam)

Đặc điểm kiểu vuông: Thân thường có chiều dài khoảng từ 20 đến 40 cm, có mày vàng lục với một vài đốt ngắn, phần ở giữa của thân có đường kính khoảng từ 2 – 3 cm. Mỗi thân có khoảng từ 3 – 4 lá ở định và có độ dày ở mức vừa phải, chiều dài lá từ 8 – 12 cm và rộng từ 4 – 6 cm. Lá ít rụng vào mùa khô và phát triển quanh năm.

kiều vuông

Trả lời