Kỹ thuật chăm sóc hoa lan (Cho người chơi lan)

Hoa lan là một trong những loại hoa rất thích hợp để trồng tại nhà. Đặc biệt đối với lan Hồ Điệp, đây là một trong những giống hoa lam được trồng rất phổ biến vì giá trị và thơi gian hoa tàn là rất lâu (Mầu sắc của hoa lan rất phổ biến và đa dạng)

Một số giống lan khác cũng khá nổi tiếng và phổ biến: Dendrobium, Paphipedilum, Oncidium, Vanda và Cambria hybrids. Tất cả đều dễ trồng trong nhà, hoa nở rất ấn tưởng.

Chia sẻ một số kinh nghiệm giúp bạn chăm sóc hoa lan ở mức độ không phải quá kỹ và thường xuyên mà cây vẫn có thể sống và phát triển tốt trong thời gian vài năm (Những kỹ thuật này dành cho người chơi hoa lan)

1/ Tưới nước như thế nào?

Tưới nước là một trong những vấn đề thường xuyên làm chết cây hoa lan. Để tránh cây quá nhiều nước thì phải luôn luôn nâng chậu lan lên cao để kiểm tra xem tình trạng như thế nào – tưới nước chỉ khi bạn thấy chậu lan nhẹ và chậu không bị ẩm ướt. Nếu bạn đã trồng lan trong chậu một thời gian lâu thì có thể kiểm tra rễ là dễ nhất. Đừng tưới nước khi rễ còn xanh – Chờ cho đến khi nào chúng chuyển sang màu bạc hãy tưới nước. Theo kinh nghiệm của một số người trồng, nếu như bạn muốn bón phân cho cây thì hãy chọn thời điểm từ mùa xuân cho đến mùa thu

tưới nước như thế nào

2/ Ánh sáng cho cây như thế nào?

Hoa lan mọc đứng lên cao để chúng có thể nhận được ánh sáng nhưng không phải trực tiếp từ mặt trời. Chính vì thế nếu như bạn trồng trong nhà thì nên để phía hương đông hoặc hướng tây bệ cửa sổ là tốt nhất. Nếu quá nhiều ánh sáng có thể làm lá bị cháy, thiệt hại này có thể kéo dài đến vài năm. Nếu cây hoa lan của bạn chị cháy thì cũng đừng cắt bỏ lá đó trừ khi cây của bạn có nhiều lá khác khỏe mạnh

ánh sáng

3/ Tăng cường độ ẩm cho cây

Hầu hết hoa lan được trồng trong nhà xuất thân từ những vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm vì vậy chúng thích hợp với điều kiện không khí ẩm. Ở một số nơi có khí hậu khô thì cần phải phun sương vào tán lá từ 2 đến 3 ngày 1 lần, lưu ý tránh xịt vào hoa vì có thể làm hư hoa. Nếu không xịt nước vào tán lá cũng có thể treo chậu hoa trên mặt nước hoặc để chậu hoa lan trên một khây đá ẩm ướt.

độ ẩm thích hợp

4/ Kích thích cây ra hoa

Với các loài hoa lan, khi tất cả các bông hoa đã tàn và rơi ra thì nên cắt đứt hoàn toàn phần thân (cuốn hoa) ở trên 1 đốt gần nhất (mắt trên thân). Điều này sẽ kích thích cây ra những chồi (thân, cuốn) hoa khác. Nếu không cắt đi thì phần cuốn hoa sẽ dần dần bị khô lại (giống rơm) thì hãy cắt sát gốc cây. Thường thì các giống hoa lan sẽ không cho 2 lần hoa trên cùng 1 thân nên hãy cắt chúng đi

kích thích cây ra hoa

5/ Chậu trồng

Không giống như các loại cây trông chậu khác, hoa lan không cần phải thay chạu thường xuyên và chúng vẫn phát triển tốt khi rễ cuộn tròn kín kết cả chậu. Tuy nhiên, sau 2 đến 3 năm hãy lấy cây ra khỏi chậu thay giả hành (dớn) và cắt những rễ bị thối, chết. Nếu cây hoa lan đã quá to thì nên lựa chọn 1 chậu khác to hơn để phù hợp với cây

chậu trồng

6/ Sinh vật gây hại cho cây hoa lan

Thường hoa lan gặp một số sinh vật gây hại như: côn trùng có vảy (rệp vảy), rầy (rệp) trắng. Những loài sinh vật này sẽ phá hoại lá là chủ yếu (có thể là cắn lá hoặc tạo những đôm đen trên lá). Loài rệp rảy thường được tìm thấy trên bề mặt lá (cả phía trên và dưới) và cuống hoa, còn loài rệp trắng thường được tìm thấy trên những lá non. Rất dễ dàng để loại bỏ những sinh vật gây hại cho cây hoa lan bằng cách sử dụng bọt xà phòng để rửa trên mặt lá. Hoặc có thể dùng mốt số loại thuốc trừ sâu nhưng nó không tốt

rệp vảy và rầy trắng

7/ Kiểm giống lan đang trồng là gi?

Việc đầu tiên khi trồng hoa lan là phải biết giống lan đang trồng là gi, một số loài hoa lan khác nhau sẽ có cách chăm sóc khác nhau. Ví dụ như giống lan Vanda – nó có thể phát triển trong những bình thủy tinh mà không cần đến giả hành (dớn) [giống như thủy canh] – nhưng cần phải có một chế độ tưới nước riêng. Phải đảm bảo các bình thủy tinh trồng Vanda luôn đầy nước

chăm sóc hoa lan

Trả lời