Hoa lan – Những điều cơ bản cần biết ?

Trồng hoa lan ở Việt Nam không chỉ đơn giản là thú vui mà nó đã trở thành một ngành nghề đem lại nguồn thu nhập lớn. Với một lượng lớn người chơi hoa lan trên đất nước Việt Nam đã dần dần trở thành một văn hoa mà có thể tạm gọi là “Văn hóa hoa lan”

1/ Hoa lan là gì?

Đây là một loại thực vật có hoa và là một trong những họ thực vật lớn nhất trong tất cả các họ thục vật (Từ một số loài chính bằng việc lại giống trong tự nhiên và cả nhân tạo đã tạo lên nhiều loại mới, một số loài là đột biến từ các loài hiện tại)

Để phân tích hiện tại có bao nhiêu giống hoa lan hiện nay tại Việt Nam thì hiện tại không thể đưa ra con số chính xác và kể tên chi tiết của từng loại được vì số lượng là rất rất lớn nên chỉ nêu muột số giống lan được trồng và chơi phổ biến ở Việt Nam.

Hoa lan đang ngày càng phổ biến hơn khi được sử dụng khá nhiều trong việc trang trí, trừng bày hay là hoa chúc mừng, hoa lễ. Ngày càng nhiều người lựa chọn hoa lan hơn vì tính bền của hoa lan (Hồ điệp có thể tồn tại 2 tháng trở lên) và mùi hương của hoa lan.

hoa lan mokara

mokara vàng

1.1/ Trồng lan là một ngành kinh tế

Trong những năm gần đây việc trồng lan thành vườn lớn để bán, để kinh doanh đang dần trở nên phổ biến khi mà có rất nhiều vườn lan được mọc lên với mô hình trồng rất chuyên nghiệp và hiện đại.

Có 2 loại mục đích trồng nên đã dẫn đến cách trồng khác nhau. Trồng để bán hoa và trồng để bán cây.

Trồng để bán hoa: Lan Morkara, lan dendro, lan vanda,… cây lan sẽ liên tục cho bông và người bán sẽ cắt bông bán cho các đại lý thu mua

Trồng để bán cây: Đối với việc trồng để bán cây sẽ có nhiều hình thức nhỏ như: bán cây con, bán cây lớn, bán cây đã có hoa. Một số dòng lan rừng như: ngọc điểm,… được bán cây con rất phổ biến. Dòng lan bán cây đã có hoa: Hồ điệp, dendro, vanda,….

Để đầu tư một vườn lan thì sẽ tốn rất nhiều kinh phí cho các trang thiết bị và thời gian để chăm sóc từ khi còn cây mô hoặc cây con. Ngoài ra quá trình trồng luôn gặp nhiều khó khăn về bệnh tật

vườn lan
Vườn lan mokara

2/ Tìm hiểu về lan rừng

Lan rừng ở Việt Nam được chia làm 4 nhóm chính: Thân thòng, đơn thân, địa lan và lan hài. Mỗi loài làn trong 4 nhóm này sẽ phù hợp với một số kiểu khí hậu thời tiết đặt trưng và đặt biệt có tên gọi khác nhau (Ví dụ: Nghinh xuân, ngọc điểm, đai châu đều là tên của một loài lan nhưng ở mỗi khu vực bắc – trung – nam thì lại gọi khác nhau). Để phân biệt các loại lan thuộc nhóm nào của lan rừng thì rất dễ chỉ cần nhìn vào đặt điểm bên ngoài (Vì bản chất những cái tên của 4 nhóm này cũng được người trồng đặt dựa theo hình dạng bên ngoài)

Đã từ lâu khi việc chơi lan trở nên phổ biến và xuất hiện ở nhiều nơi thì đã có rất nhiều người lên rừng tìm các giống lan rừng về trồng hoặc bán. Bạn có thể dễ dàng gặp một số người là dân tộc thiểu số thường đi lên các khu rừng ở khu vực miền núi phía bắc để tìm các giống lan rừng về bán.

lan rừng

3/ Giá thể trồng lan

Đây là một rong những yếu tố khá quan trọng trong việc trồng lan. Tùy vào điều kiện và mục đích trồng cũng như hình thức trồng mà sẽ có những loại giá thể phủ hợp. Ở Việt Nam có một số loại giá thể khá phổ biến được sử dụng rất nhiều gồm: Rêu rừng, xơ dừa, than củi, vỏ thông và một số loại giá thể hỗn hợp khác

giá thể trồng lan
Giá thể trồng lan
  1. Khi trồng các loại lan rừng thường ghép vào gỗ hoặc thân cây
  2. Trồng lan cắt cành (bán bông) thường trồng thành từng luốn và sử dụng các loại giá thể vỏ đậu phộng,…
  3. Trồng trong chậu đất nung, chậu nhựa (chuyên dành để trồng lan) thì sẽ sử dụng giá thể là: xơ dừa, than đá hoặc vỏ thông
  4. Một số người chuyên trồng lan để bán cây (hồ điệp, vanda, dendro) thì sẽ lựa chọn một số loại giá thể khắc, bản chất là hỗn hợp được trộn từ nhiều loại khác nhau theo tỷ lệ thích hợp nhất

4/ Chăm sóc cây hoa lan

Đây là một vấn đề rất rộng lớn, bài viết này sẽ tập trung vào đối tượng là người chơi lan nên sẽ đưa ra kỹ thuật chăm sóc dành cho người chơi. Nhưng người chuyên trồng lan để kinh doanh sẽ có những kỹ thuật riêng, việc chăm sóc của họ là chăm sóc hàng loạt nên sẽ khác só với khi chăm sóc từng cây đơn lẽ

Người trồng cần tìm hiểu và đọc thêm nhiều thông khác để biết được kỹ thuật chăm sóc hoa lan, trong giới hạn bài viết này sẽ nếu ra một số điềm cần lưu ý đối với người mới bắt đầu chơi lan về cách chăm sóc như thế nào để cây không bị chết.

4.1/ Nước

Không để cây lan bị khô héo vì thiếu nước trong thời gian dài. Nhưng việc tưới nước cũng đảm bảo giá thể không bị ngậm nước nhiều và quá lâu vì sẽ dẫn đến tình trạng thối rễ do úng nước

4.2/ Phần bón

Nên sử dụng các loại phân tan chậm, nếu dùng các loại phân hòa tan vào nước thì phải tìm hiểu kỹ thời tưới như thế nào là hợp lý (vì trên thị trường có rất nhiều loại phân hòa tan). Phân bị lưu giữ trong giá thể quá nhiều cũng sẽ là nguyên nhân phát triển các mầm bệnh

4.3/ Nếu rễ bị hư – thôi

Cần thay giá thể trồng, cắt những rễ thối và đồng thời sử dụng những loại keo liền sẹo và thuốc sát khuẩn

4.4/ Lá bị thối

Cắt bỏ phần lá thối và sử dụng các thuốc sát khuẩn cũng như keo liền sẹo

ngọc điểm
Ngọc điểm

5/ Nhân giống hoa lan

Hiện tai có rất nhiều phương pháp nhân giống và từng loại hoa lan sẽ có những phương pháp riêng biệt: Nuôi cấy mô tế bào, ươm kie, tách cây con

  • Phương pháp nuôi cấy mô: Được sử dụng rất nhiều đối với những nơi trồng lan thành vườn lớn để phục vụ kinh doanh (Hồ điệp, Dendro, Vanda, Mokara)
  • Phương pháp ươm kie: Được sử dụng nhiều đối với các loại lan rừng (Phi điệp, giả hạc, long tu, trầm, kèn)
  • Phương pháp tách cây con: Tùy thuộc vào một số giống lan

Trả lời