1/ Tìm hiểu về cây dừa cạn
Dựa cạn có tên khoa học là Catharanthus roseus, đây là loài cây thuộc họ Trúc đào Apocynaceae. Loại cây này được trồng làm kiện rất nhiều ở Việt Nam (Đặc biệt là các vùng nông thôn, đôi khi chúng mọc dại ở hàng rào), ngoài ra loài cây này còn được dùng làm thảo dược dân gian nhờ có chứa nhiều loại hợp chất alkaloid, từ dừa cạn người ta có thể chiết được chất chữa ung thư như vinblastine, vincristine và chữa cao huyết áp như ajmalicin, serpentin
Tên khác của dừa cạn: bông dừa, hoa hải đằng, trường xuân hoa, phjac pótđông (Tày), dương giác, Madagascar periwinkle
1.1/ Phân loại
Catharanthus roseus (dừa cạn) là nguồn giàu alkaloid thuộc chủng loại alkaloid terpenoid indole được cô lập từ 3 giống cây khác nhau
- ‘ruseus’ với hoa màu tím hoặc hồng.
- ‘dibits’ với hoa màu trắng.
- ‘ocellatus’ với hoa màu trắng nhụy đỏ.
(Trong đó hoa màu đỏ tím có hàm lượng vincristine và vinblastine cao nhất.)
2/ Đặc điểm thực vật
2.1/ Đặt điểm cây dừa cạn
Cây dừa cạn là cây thân thảo sống lâu năm, cao 40-60 cm, phân nhiều cành, cây có bộ rễ phát triên, thân gỗ ở phía gốc, mềm ở phần trên. Mọc thành bụi dày.
Lá mọc đổi, thuôn dài, đầu lá hơi nhọn, cuống lá hẹp nhọn, dài 4-6cm, rộng 2-3 cm, hai mặt nhằn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt.
Hoa trắng hoặc hồng, có mùi thơm. Hoa mọc riêng lẻ ờ kẽ lá gần ngọn.
Quả gồm 2 đại, dài 2-4cm, rộng 2-3cm, mọc thẳng đứng, hơi ngả sang hai bên, trên vỏ có vạch dọc, đau quả hơi tù, trong quà chứa 12-20 hạt nhỏ màu nâu nhạt, hình trứng, trên mặt hạt có các hột nổi thành đường chạy dọc. Mùa hoa quả gần như quanh năm.
2.2/ Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Dừa cạn là loại cây ưa sáng, ưa ẩm và cỏ khả năng chịu được hạn. Trong điều kiện trồng trọt, khi được cung cấp đầy đủ diều kiện cần thiết, cây sinh trường phát triên mạnh, khối lượng chất xanh thu được có thể cao gấp đôi cây mọc từ thiên nhiên. Cây mọc từ hạt trong tự nhiên vào khoảng 40%, nếu được xử lý có thê tăng lên 90%, Cây trồng từ hạt ra hoa sau 4-5 tháng. Trong thời kì sinh trưởng mạnh, nếu bị cắt, cây tái sính chồi khỏe, dừa cạn ưa đất pha cát, đat phù sa, hơi chịu hạn nhưng kém chịu úng
3/ Xuất xứ loài dừa cạn
Loài dừa cạn được có nguồn gốc từ Madargascar di nhập sang nhiều nước nhiệt đới ở Nam Á cũng như Đông Nam Á trong đó có Việt Nam và đảo Hải Nam Trung Quốc. Vào giữa thế kỷ 18, dừa cạn được trồng ở Paris, sau đó có mặt ớ nhiều vườn thực vật khác ờ Châu Âu.
Ở Việt Nam, dừa cạn là cây hoang dại, có vùng phân bố tự nhiên tương đối đặc trưng từ tỉnh Quảng Ninh đến Kiên Giang dọc theo vùng ven biên, tập trung ở các tinh miền Trung như Thanh Hỏa, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đà Nằng, Bình Định và Phú Yên. Ngoài ra còn có ở Côn Đảo và Phú Quốc. Ớ những vùng phân bổ tự nhiên ven biến, dừa cạn có khi mọc gần như thuần loại trên các bãi cát dưới rừng phi lao, trảng có cây bụi thấp, có khả năng chịu đựng điều kiện đất đai khô cằn cùa vùng cát ven biên. Dừa cạn còn được trồng khắp nơi trong nước đê làm cảnh và làm thuốc.
4/ Những công dụng chủ yếu của dừa cạn
Theo kinh nghiệm dân gian, nhiều nơi dùng thân và lá phơi khô sắc uống để thông tiểu tiện, chữa bệnh đi tiểu đỏ và ít, làm thuốc điều kinh, tay giun, chữa sốt, săn da, chữa bệnh ngoài da.
Ở Nam Châu Phi, An Độ, châu úc, quẩn đảo Antilles người dân dùng trị bệnh đái tháo đường. Có nơi dùng chữa tiêu hóa kém và lỵ.
Chính nhờ thực nghiệm trên chuột mà các nhà khoa học Canada đã phát hiện tác dụng làm giảm bạch cầu của một số chất tách được từ dừa cạn và dẫn đến sự phát hiện ra chất vincaleucoblastin và 3 alkaloid khác cũng có tác dụng chống u là leurosin, leurocristin và leurosidin.
Ngoài ra người ta còn phát hiện ra tác dụng tấy giun khá mạnh, tác dụng lợi tiêu của catharanthin, vindolinin và vindolidin. Những thí nghiệm dùng trên người bệnh được bát đầu vào những nãm 1960 ở Mỹ, Pháp và một số nước khác, tuy nhiên có nhiều ý kiến khác nhau. Mặc dù vậy, vì hiện nay chưa có loại thuốc nào khác tốt hơn, nên như cầu về dừa cạn vẫn cứ tăng lên.
Cũng vì mục đích chữa các khối u nên khi mua dừa cạn, người ta đặc biệt chú ý tới hàm lượng alkaloid toàn phần, và trong số alkaloid toàn phẩn ấy có hàm lượng vincaleucoblastin là bao nhiêu