Cây hoa sứ Thái Lan | Trồng – Chăm sóc

1/ Tìm hiểu về giống sứ Thái Lan

Cây sứ thái lan có nguồn gốc từ sa mạc khô cằn, nắng, nóng và thiếu nước, cho nên bắt buộc phải có rể, củ, thân phình to lên, để giữ nước, chịu đựng qua mùa khô dài đăng đẳng của sa mạc. Nhưng cây lại rất siêng hoa và ra hoa chùm rất đẹp, nên được nhiều người ưa chuộng nuôi trồng làm cảnh, qua nhiều đời, nhiều thê hệ, đến ngày nay sứ sa mạc đã được thuần hóa dần dần rồi, bây giờ sứ Thái Lan không còn như sứ sa mạc nguyên thủy nữa, do nhiều nước nhập về nhất là An Độ, Trung Quốc, Đài Loan và Thái Lan … đã thuần hóa và nhân giống ra được nhiều cây mới lạ, hoa to màu sắc đẹp.

sứ thái lan

2/ Yêu cầu chăm sóc sứ thái lan

2.1/ Về khí hậu

Cây sứ có nguồn gốc từ sa mạc nắng nóng khô cằn, nên trồng nơi khí hậu nhiệt đđi nắng nóng của nước Việt Nam chúng ta, nhất là ở Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, khá phù họp, nên chúng ta trồng sứ Thái Lan rất tốt. Nhưng cũng có một trở ngại khá lớn là nước chúng ta có gió mùa, hằng năm có 6 tháng mưa, nhiều khi mưa dầm khá nhiều nước, cho nên vấn đề đặt ra là chúng ta phải tập cho sứ Thái Lan quen dần với nước. Biết rằng bất cứ cầy hoa kiểng gì, cũng phải sòng nhờ nước vừa phải, đúng theo yêu cầu, nếu thiếu nước lâu ngày, thì cây kiểng sẽ khô cằn rồi héo chết. Đối với sứ Thái lan cũng vậy, người trồng phải biết cách tưới nước làm sao cho phù hợp, tháng nắng nóng mỗi ngày tưới nước một lần vào buổi sáng sớm và tăng dần lượng nước lên mỗi ngày tưới nhiều hơn một chút, tập cho cây sứ quen dần với nước, đây là nghệ thuật của từng cá nhân, trừ ngày nào mưa không tưới. Riêng vào mùa mưa gặp những ngày mưa dầm hoặc những lúc mưa lớn bão bùng, thì phải đem vô nhà hoặc làm giàn che lại, nếu không sẽ bị úng nước, thôi mềm nhũng chết . Để phòng ngừa úng nước, trước khi trồng phải đục lỗ thoát nước ở dưới đáy chậu cho thật to và lót dưới đáy chậu trên lỗ thoát nưđc một ít miếng gạch hoặc ngói để giữ đất lại, còn tất cả nước mưa cũng như nước tưới, đều phải thoát ra ngoài hết.

2.2/ Về độ sáng và độ nóng

Cây sứ quen chịu nắng, chịu nóng, nên trồng ở Tp. Hồ Chí Minh cũng như ở các tỉnh phía Nam thì độ sáng và độ nóng rất phù hợp nên cây sống mạnh, nhiệt độ trung bình trên 30 độ C, rất phù hợp với sứ thái lan, cho nên khỏi cần phải lo, với nhiệt độ này nắng càng nhiều càng tốt, cây mập mạp, ra hoa càng nhiều và càng tươi đẹp . Trừ ra một số tỉnh ở miền Trung và miền Bắc qua mùa đồng rất lạnh, nên cần phải bảo quản tốt và nhất là không nên tưới nhiều nước vào mùa đông.

2.3/ Về độ ẩm

Mặc dù có nguồn gốc từ sa mạc, nhưng cây cũng phải cần có nước mới sống được, mới hòa tan được chất dinh dưỡng để nuôi cây, đủ nước cây mới mập, củ, rễ. thân no tròn, cành lá tốt tươi. Còn thiếu nước, do quên tươi nước lâu ngày, cây sẽ ốm yếu, củ, rề, thân, đều teo lại, nhăn nheo, xấu xí, gặp trường hợp nầy phải tươi nước lại ngay. Còn trường hợp tươi nước nhiều quá, hoặc gặp trơi mưa dầm lâu ngày thì cây bị dư nước, nếu lỗ thoát nước dưới đít chậu bị đất bít lại, nước ứ đọng trong chậu lâu ngày, thì câysẽ bị úng nước, bộ rễ sẽ thối mềm nhũn, nếu không phát hiện kịp thời để chữa trị, thì đến khi củ thân cành đều bị thối mềm thì vô phương cứu chữa, cây sẽ chết. Cho nên trước khi trồng sứ thái lan, phải đục thêm lỗ thoát nước dưới đáy chậu cho khá lo, để nươc thoát ra hết bên ngoài, cây mới không bị úng nước thói mềm nhũn chết.

2.4/ Về độ lạnh

Sứ Thai Lan không chịu được lạnh dưới 10 độ C lâu ngày, liêu nhiệt độ xuống quá thấp, dưới 0 độ C, thì sẽ bị đặc nhựa trong thân củ. nhựa không lưu thông được cây sẽ chết. Đó là trồng ở những vùng ôn đối và các sứ lạnh, nước nhiệt dơi, chúng ta khỏi cần phải lo vấn đề nầy, trừ ra một sô tỉnh ở miền Bắc, qua mùa đông lạnh nhiều, phải đem vô nhà. ít tưới nươc hoặc tươi nước ít và bảo quản giữ ẩm tốt là được.

2.5/ Về độ thông thoáng, độ gió

Cây sứ trồng ở xứ nóng nên rất cần thông thoáng, gió càng nhiều càng tốt, nên trồng trên sân thượng có nhiều gió, rất mập mạp, ra nhiều hoa to, tươi đẹp. Còn muốn đem cây vô trưng bày ở trong nhà chơi, thì phải chịu khó luân phiên đem vô để trong nhà 1 vài ngày, đem ra để ngoài nắng 1 vài ngày, chớ để trong nhà lâu ngày quá cây sứ sẽ ốm yếu, cành nhánh cao lêu nghêu, lá xanh mét, ra ít hoa, nên phải thương xuyên đem ra, đem vô, để cho cây sứ có giớ có nắng mơi sống tốt tưới được và mới ra hoa.

2.6/ Về chậu trồng

Cây sứ không ai trồng thẳng xuống đất, trồng như vậy bọ rể sẽ ăn thẳng xuống đất hoài như củ khoai mì, không thấy bộ rể nổi lên trên mặt đất không đẹp, trồng sứ là phải có bộ rễ đẹp, cho nên phải trồng vô trong chậu để cho bộ rễ bị uốn cong nằm trên mặt chậu và phình to, nổi lên nằm trên mặt đát, mặt chậu mới đẹp.

Nếu trồng một ít chậu sứ dể làm kiểng chơi, thi phải lựa chậu men cho đẹp, để cho cân đỏi hài hoa, đồng bộ giữa cày và chậu trang trí mơi đẹp . Còn ngươi trồng nhiều thì có chậu nà (ì trồng chậu đó cũng được, nhưng cày nhỏ phái trồng vào chậu nhỏ, cây lơn phải trồng vào chậu lơn, một điều nên lưu ý là trươc khi trồng, bắt buộc phái đục lỗ thoát nước dưới đáy chậu cho thật lo. phòng ngừa gặp mưa lơn ứ nươc trong chậu, cây ẽ bị úng nưóc. sinh bệnh thôi mềm nhũn chết. Còn về chậu đẹp, chậu men, chậu xưa thì khá đát tiền, tùy theo khả năng của từng người, nếu trồng vào chậu đẹp trang trí chổi thì cây kiểng càng thêm có giá trị.

2.7/ Về chất liệu trồng cây sứ:

Cây sứ không kén đất lắm, trồng bằng đất gì cũng sống được, miễn phải tơi xốp, không bị úng nưđc, tuy nhiên tốt nhất là trộn theo tỷ Ịệ sau đây:

  • 30% đất thịt hay đất phù sa bầm nhuyễn, cho tơi xốp
  • 30% chất phân xốp như sơ dừa mục, vỏ đậu phọng mục, vỏ trấu mục,
  • 30% phân tro trấu đã ngâm xả nước nhiều lần, cho hết mặn,
  • 10% phân chuồng thật hoai, như phân bò khô, để bón lót

Tỷ lệ trộn đất phân nầy, còn phụ thuộc vào nguyên liệu của từng vùng như : ở Tp. Hồ Chí Minh vât liệu trồng chính là tro trấu, ở miền Trung vật liệu trồng chính là cát, ở Sađéc vật liệu trồng chính là phân rơm, trộn với tỷ lệ tùy theo kinh nghiệm của từng người.

Tất cả vật liệu trồng phải trộn lại cho thật đều, rồi vô bao để dự trử để dành trồng hay để bán, đến khi trồng, phải tưới nước phun sương cho ướt đều hết, mđi bỏ vô chậu trồng.

Lúc trồng sứ nên không nên tưới nhiều nước và cũng không nên bón lót nhiều phân, vì rể cây sứ rất sợ úng nước và sợ phân mới rất nóng làm đui thối đầu rể nhỏ mới mọc ra, rể con của cây mới nhú ra rất mẫn cảm với nước và phân, chừng nào thấy cây sứ sống mạnh rồi, ra nhiều rể rồi, mới nên bón thúc thêm phân NPK loại 30.10.10, loại có nhiều đạm (N), để kích thích tăng trưởng, cho cây phát triển nhanh.

Trả lời